BMI là chỉ số dùng để xác định tình trạng cơ thể ở mức cân đối, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này căn cứ vào cân nặng và chiều cao để có được cái nhìn tổng quan nhất. Khi biết được chỉ số BMI chúng ta có thể lên được kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Vậy chỉ số BMI là gì, cách tính như thế nào? Hãy cùng youthdigitalcamps.com giải đáp các thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé.
I. BMI là gì?
BMI là viết tắt của từ Body Mass Index có nghĩa là chỉ số khối cơ thể, đây là chỉ số dựa vào tỷ lệ giữa cân nặng với chiều cao để tính lượng mỡ thừa trong cơ thể của bạn. Chỉ số này sẽ giúp bạn xác định được tình trạng hiện tại của cơ thể là béo phì, suy dinh dưỡng hay cân đối.
Chỉ số BMI càng cao thì càng dẫn đến nhiều nguy cơ phát sinh các bệnh lý nghiêm trọng như béo phù, bệnh tim mạch, tiểu đường… Ngược lại, nếu chỉ số BMI càng thấp thì người bệnh có nguy cơ gặp phải những vấn đề như thiếu máu, loãng xương…
Chỉ các đối tượng có cân nặng ổn định thì chỉ số BMI mới phản ánh chính xác. Vì thế, không nên tính chỉ số này và đánh giá với trẻ em dưới 18 tuổi, người già, phụ nữ đang mang thai và vận động viên. Mặc dù chỉ số này đã được đưa ra từ năm 1832 nhưng đến nay chỉ số BMI vẫn được sử dụng trong y tế, sức khỏe.
Tuy nhiên, thế giới không sử dụng chung một bộ quy chuẩn chỉ số BMI bởi đặc điểm hình thái của con người các khu vực trên thế giới là khác nhau. Thông thường chỉ số này của người châu Á sẽ thấp hơn so với người châu Âu, châu Mỹ.
II. Cách tính chỉ số BMI
Như đã chia sẻ khi giải thích chỉ số BMI là gì, cách tính chỉ số này dựa vào chiều cao và cân nặng. Công thức cụ thể như sau: BMI = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
Trong đó:
- Cân nặng (Trọng lượng cơ thể) được tính bằng đơn vị kg
- Chiều cao được tính bằng đơn vị m
Công thức này được áp dụng với người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên, không phân biết giới tính nam/nữ. Dưới đây là bảng đánh giá kết quả như sau:
- Chỉ số BMI <16: đây là mức độ gầy 3, lúc này bạn cần đi khám và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cân và đảm bảo sức khỏe.
- 16 ≤ BMI <17: đây mức độ gầy độ 2
- 17 ≤ BMI <18.5: đây mức độ gầy độ 1
- 18.5 ≤ BMI <25: đây là mức độ bình thường. Có ý nghĩa là bạn có một cơ thể tốt và tương đối khỏe mạnh
- 25 ≤ BMI <30: đây là mức độ thừa cân. Điều này có nghĩa là tình trạng thừa cân của bạn chưa quá trầm trọng nhưng hãy thực hiện chế độ giảm cân phù hợp để có được vóc dáng cân đối, đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật nguy hiểm.
- 30 ≤ BMI 35: đây là mức độ béo phì độ 1
- 35 ≤ BMI <40: đây là mức độ béo phì độ 2
- Chỉ số BMI >40: đây là mức độ béo phì độ 3. Ở cấp độ này, cơ thể bạn gặp nhiều khó khăn khi trọng lườn mỡ tạo áp lực lên cơ xương lớn. Từ đó, không chỉ sinh hoạt của bạn bị xáo trộn mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Như vậy có thể thấy, chỉ số BMI có ý nghĩa trong việc xác định tình trạng cân nặng của cơ thể nhưng lại không tính được lượng chất béo tồn tại. Bởi tình trạng mỡ thừa của cơ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giới tính, mức độ tập luyện, độ tuổi…
Ví dụ nữ giới thường có nhiều mỡ thừa hơn đàn ông bởi tính chất công việc, mức độ tập luyện thể thao hàng ngày. Người già cũng có xu hướng tích nhiều mỡ thừa hơn so với người trẻ, vì thế chỉ số BMI không thể hiện hoàn toàn chính xác.
III. Bí quyết để có chỉ số BMI lý tưởng
Dựa vào công thức tính chỉ số khối cơ thể, cũng như giải đáp chỉ số BMI mà chúng tôi đưa ra ở trên, bạn hãy tính chỉ số BMI của cơ thể mình. Nếu kết quả không nằm trong vùng an toàn thì hãy thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng của mình như sau.
1. Chế độ ăn uống
Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường và chất béo. Để lấy lại thân hình cân đối, bạn hãy cắt giảm lượng calo nạp vào và giảm lượng đường bằng cách tránh sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga, bánh ngọt… Bởi đây đều là những thức uống chứa nhiều đường, giàu năng lượng nên khiến cho lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày bị dư thừa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được việc nạp quá nhiều năng lượng sau mỗi bữa ăn.
2. Tập luyện thể dục, thể thao
Những người giảm cân thành công và duy trì được chỉ số BMI đều có thói quan là dành khoảng 60 phút cho việc tập luyện thể dục, thể thao với cường độ vừa phải. Bạn không cần phải dồi các bài tập để thực hiện cùng 1 lúc, điều quan trọng là duy trì thói quen vận động hàng ngày, liên tục trong nhiều tháng thì mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Ngoài tác dụng giảm cân, việc tập thể dục còn giúp bạn tăng cường sức khỏe. Những bài tập khác nhau sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp. Đồng thời, tập luyện thể dục thể thao còn giúp giảm triệu chứng trầm cảm, trạng thái căng thẳng.
3. Sử dụng thuốc giảm cân
Đối với một số người, ngay cả khi đã áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học, tập thể dục thường xuyên thì vẫn không thể giảm được cân. Đặc biệt, với những người có chỉ số BMI lớn hơn mức 30 hoặc từ 27 trở lên nhưng kèm theo một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim thì sử dụng thuốc giảm cân chính là phương pháp hiệu quả.
4. Có nên phẫu thuật để giảm cân
Nếu thực hiện cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục vẫn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn thực hiện phương pháp phẫu thuật. Đây được xem là sự lựa chọn khả thi đối với những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên hoặc có chỉ số từ 35 đến 39 nhưng kèm theo nhiều bệnh lý, biến chứng nghiêm trọng do béo phì gây ra.
Phẫu thuật giảm cân sẽ giúp bạn giảm đi lượng mỡ thừa, cân nặng đáng kể. Phương pháp này thực sự ý nghĩa trong việc giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến béo phì.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ hơn chỉ số BMI là gì. Qua đó, bạn sẽ xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục lạnh mạnh để có được một cơ thể khỏe mạnh, thể trạng cân đối.