Luật Bosman đã có tác động lớn làm thay đổi bộ mặt bóng đá thế giới tuy nhiên vẫn có nhiều fan chưa biết bosman là gì? Cùng youthdigitalcamps.com tìm kiếm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!

I. Luật Bosman là gì?

Luật Bosman hay còn được biết đến là phán quyết Bosman. Đây là một đạo luật trong bóng đá quy định rằng cầu thủ sẽ được ra đi tự do khỏi câu lạc bộ sau khi hết hạn hợp đồng. Luật bosman được ra đời vào cuối năm 1995 và gắn liền với cầu thủ bóng đá người Bỉ Jean Marc Bosman.

Luật bosman được ra đời vào cuối năm 1995 và gắn liền với cầu thủ bóng đá người Bỉ Jean Marc Bosman

Với sự ra đời của luật này đã trở thành bước ngoặt lớn để thay đổi hoàn toàn cách cầu thủ bóng đá được chiêu mộ thông qua việc cho phép cầu thủ chơi chuyên nghiệp trong liên minh châu Âu tự do di chuyển đến câu lạc bộ khác ở cuối thời hạn hợp đồng của họ với đội bóng hiện tại. 

II. Nguồn gốc của luật Bosman

Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của luật bosman là gì? Bosman là tên của cầu thủ đã từng chơi cho câu lạc bộ hạng nhất nước Bỉ là Standard Liège và RFC Liège. Cầu thủ này từng nắm chiếc băng đội trưởng cho U21 Bỉ và có 20 lần ra sân cho đội trẻ. 

Tháng 6-1990, thời điểm anh đang thi đấu cho CLB Liege thì đội bóng này gặp khó khăn về tài chính nên đã đề nghị Jean-Marc Bosman một hợp đồng mới với mức tiền lương giảm 75% xuống còn 500 bảng mỗi tháng. Bosman đã từ chối và nhận lời đề nghị gia nhập một CLB của Pháp. 

Nhưng câu lạc bộ này là quyết định làm khó và định giá Bosman với mức phí rơi vào 500.000 bảng Anh rồi yêu cầu đội bóng nước Pháp phải trả đủ thì mới có quyền sở hữu cầu thủ này. Tuy nhiên, câu lạc bộ chủ quản của anh lại không đồng ý nên anh đã quyết định khởi kiện. Bosman đã lần lượt kiện câu lạc bộ Liege, FA của Bỉ và UEFA với lập luận là các quy tắc mà liên đoàn bóng đá châu Âu đưa ra trực tiếp ngăn cản ông rời câu lạc bộ dù cho hợp đồng mà hai bên ký kết đã hết hạn. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến hiệp ước Rome 1957 nói đến việc cho phép tự do đi lại trong cộng đồng châu Âu (mà nay gọi là liên minh châu Âu).

Bosman kiện Liege, FA của Bỉ và UEFA với lập luận là các quy tắc mà liên đoàn bóng đá châu Âu đưa ra trực tiếp ngăn cản ông rời câu lạc bộ dù cho hợp đồng đã hết hạn

Vụ kiện kéo dài trong khoảng 5 năm và đến tháng 12 năm 1995, tòa án tư pháp châu Âu đã phán quyết Bosman thắng kiện. Phán quyết nảy dựa trên điều 39 về quyền tự do thay đổi nơi làm việc của người lao động trong hiệp ước EC của liên minh châu Âu. 

III. Tác động của luật Bosman

Đạo luật Bosman đã khiến bộ mặt của thế giới bóng đá có nhiều thay đổi bởi nó cho phép một cầu thủ tự do đàm phán với một câu lạc bộ mới trong EU sau khi hợp đồng của họ với đội bóng cũ đã hết hạn. Quy định từ luật này không chỉ cho phép cầu thủ tự do chuyển nhượng mà còn chuyển giao phần nào quyền lực từ câu lạc bộ sang cho cầu thủ và nhà môi giới. Điều mà trước đó chưa từng có trong tiền lệ khi các cầu thủ không có quyền tự động chấm dứt hợp đồng với câu lạc bộ chủ quản để đầu quân cho câu lạc bộ khác khi không có được sự chấp thuận. 

Những người nhận được nhiều lợi nhất từ đạo luật này chính là các cầu thủ bởi họ có thể toàn quyền rời khỏi câu lạc bộ khi hết hạn hợp đồng. Điều này giúp cho cầu thủ tự do trong việc lựa chọn bến đỗ tương lai mà không bị phụ thuộc hay tác động từ bên nào hết. Từ đó có thể thương lượng được mức lương, chi phí, quyền lợi mà mình mong muốn. Đạo luật này cho phép phát huy tối đa lợi ích của câu lạc bộ mới và cầu thủ nhờ việc không dính líu đến “bên thứ 3”.

Đạo luật này cho phép phát huy tối đa lợi ích của câu lạc bộ mới và cầu thủ nhờ việc không dính líu đến “bên thứ 3”

Bên cạnh đó, các câu lạc bộ sẽ sở hữu được các ngôi sao “xịn” trong đội hình. Rất nhiều cầu thủ nổi tiếng đã chuyển đến thi đấu cho các đội bóng ưu thích của họ mà câu lạc bộ đó không tốn một xu nào trên thị trường chuyển nhượng hay phải trả ra các khoản phí “lót tay” tốn kém. Việc mua bán, tranh chấp thương vụ cầu thủ giữa các đội bóng lớn cũng sẽ hạ nhiệt hơn. 

Đơn cử có thể kể đến trường hợp của trung phong Lewandowski và Bayern Munich. Hùm xám xứ Barbarian đã có được chữ kí của tiền đạo hay nhất thế giới thời điểm đó mà không mất một xu nào cho câu lạc bộ Borussia Dortmund.

Hùm xám xứ Barbarian đã có được chữ kí của tiền đạo hay nhất thế giới thời điểm đó mà không mất một xu nào cho Dortmund

Các đội bóng sở hữu cầu thủ sắp hết hạn hợp đồng cần phải có sự tính toán kỹ càng ở các kì chuyển nhượng. Nếu muốn giữ chân cầu thủ đó, họ bắt buộc phải đưa ra bản hợp đồng có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Nếu không đáp ứng những điều này, câu lạc bộ đó bắt buộc phải bán cầu thủ thời điểm trước đó, tránh đến giai đoạn gần hết hạn hợp đồng sẽ bị ép giá, thậm chí là “mất trắng” siêu sao đó. Luật Bosman chấm dứt được hệ thống hạn ngạch ngoại binh mà UEFA giao cho các câu lạc bộ tham dự cúp châu Âu bởi trước khi có luật đội bóng chỉ có thể sử dụng tối đa 3 ngoại binh trong đội hình thi đấu mà thôi. 

Có thể nói, đạo luật Bosman sinh ra là để bảo vệ quyền lợi của cầu thủ. Ngoài các tác động tích cực thì nó khiến khoảng cách giàu nghèo của các đội bóng chênh lệch hơn rất nhiều. Các siêu sao nếu ở thời điểm gần đáo hạn hạn hợp đồng sẽ được đội giá lên cao so với chất lượng bởi đội bóng chủ quản muốn kiếm lời. Bên cạnh đó, nó gián tiếp khiến công tác huấn luyện cầu thủ trẻ ngày càng tệ đi, việc buôn bán bất hợp pháp các cầu thủ từ châu Phi sang châu Á cũng ngày càng phổ biến hơn. 

IV. Tổng kết

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về Luật Bosman là gì cùng các thông tin liên quan. Có thể nói, cầu thủ người Bỉ đã làm thế giới bóng đá phải chao đảo vì vụ kiện tụng mà ông đã thực hiện và công lao của ông đã được làng túc cầu ghi nhận.