Bóng chuyền là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở tại Việt Nam mà còn ở trên khắp thế giới. Tuy là môn thể thao phổ biến được biết đến rộng rãi nhưng lại có nhiều người chưa nắm rõ các vị trí trong bóng chuyền. Vậy cùng youthdigitalcamps.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Khái quát thông tin về bóng chuyền 

Bóng chuyền là môn thể thao gồm hai đội thi đấu với nhau ở phần sân được cách nhau bởi một tấm lưới. Hai đội sẽ cố gắng ghi điểm làm sao để đưa trái bóng chạm phần sân của đối thủ một cách đúng luật. 

Môn này có nguồn gốc từ năm 1895 do giáo viên môn thể chất đã tạo nên và gọi nó là Mintonette. Xét trên nhiều khía cạnh thì bóng chuyền là môn thể thao ít thô bạo, tranh chấp so với các môn như bóng đá, bóng rổ và số lượng người chơi không hạn chế (ở thời điểm đó) nên rất được nhiều người ưa chuộng. 

Sau nhiều làn cải tiến và phát triển, bóng chuyền ở thời điểm hiện tại là một môn thể thao lành mạnh với tên gọi là volleyball, được sử dụng để thi đấu tại các kì Olympic trên thế giới.  

II. Các vị trí trong bóng chuyền 

Mỗi đội ở cấp độ tối ưu sẽ có 6 cầu thủ trên sân đảm nhiệm 5 vị trí, bao gồm: chuyền 2, tay đập ngoài, tay đập giữa, tay đập phải và chuyên gia phòng thủ. Mỗi cầu thủ bóng chuyền trên sân sẽ đảm nhiệm một vai trò nhất định để di chuyển trên sân mà không phạm luật.

Các vị trí phổ biến trong môn bóng chuyền

1. Chuyền hai

Đây là cầu thủ có nhiệm vụ điều phối các đợt tấn công cho đội bóng. Thông thường sẽ là cầu thủ chạm bóng thứ 2. Nhiệm vụ của vị trí chuyền hai là phải làm sao để đưa bóng đi đến đúng vị trí để cầu thủ thứ 3 có thể ghi điểm thành công. 

Vị trí chuyền hai yêu cầu phải có khả năng quan sát, nhanh nhẹn và cực kì kinh nghiệm. Họ là vị trí phối hợp trực tiếp với các tay đập chủ công, phụ công hay đối chuyền nên sự ăn ý, thấu hiểu và khả năng chuyền bóng là rất quan trọng.

Chuyền hai đứa xem là “linh hồn” của đội bóng bởi họ là người mở ra các đường tấn công cho đội. Dù đội bóng có phòng thủ tốt thế nào đi chăng nữa nhưng nếu chuyền hai không hoàn thành hiệu quả vai trò của mình thì các tay đập không thể ghi điểm được, khiến đội bóng chuyền của mình phải nhận kết quả thua cuộc. 

2. Libero  

Vị trí này đòi hỏi cầu thủ bóng chuyền phải thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chắc chắn. Libero không được phép thực hiện các đường chắn bóng hay tấn công khi bóng nằm hoàn toàn trên mép lưới. Họ là những người tham gia vào hoạt động đỡ bước 1 và cứu bóng cho đồng đội. Libero không đòi hỏi thể hình, chiều cao quá nổi bật, thậm chí các libero hàng đầu thế giới thường chỉ sở hữu chiều cao thấp bé, làm sao để di chuyển thật nhanh nhẹn để thực hiện các tình huống nhoài người cứu bóng siêu hạng là được.

Vị trí này đòi hỏi cầu thủ bóng chuyền phải thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chắc chắn

Vị trí libero sẽ phải mặc trang phục khác với các cầu thủ còn lại. Bên cạnh đó, libero chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội mà thôi. Tức là trong trường hợp đội bóng chuyền có cùng hai cầu thủ mặc áo libero vào sân thi đấu là phạm luật. 

Libero thường không được phép giao bóng, nếu muốn chuyền bóng cao tay thì họ bắt buộc phải đứng phía sau vạch 3m. 

3. Phụ công

Phụ công là Middle Blockers được hiểu là người đóng vai trò hỗ trợ hàng tấn công chứ không phải là cầu thủ chủ chốt trên mặt trận này. Họ là những người sẽ triển khai đợt tấn công nhanh, chớp nhoáng ở khu vực chính giữa lưới, gần vị trí của chuyền hai, thay vì tạt sang hai bên như các chủ công. 

Bên cạnh đó, phụ công còn là vị trí hỗ trợ tham gia mặt trận phòng ngự thông qua việc tạo nên hàng tròn kép tại đường biên để giảm thiểu, ngăn chặn các đường tấn công của đối thủ. Thông thường, trong một trận đấu thì mỗi đội sẽ có 2 vị trí phụ công. 

Bóng chuyền Việt Nam trong lịch sử từ trước đến nay đã ghi nhận nhiều phụ công xuất sắc để đem về vinh quang cho bóng chuyền nước nhà như: Phạm Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Đinh Thị Trà Giang,…

4. Chủ công

Chủ công hay còn gọi Outside hitter, là vị trí sẽ tấn công từ phía bên trái cọc biên. Vị trí này đảm nhiệm vai trò là người cuối cùng kết thúc tình huống bóng cầu 3 và là người ghi điểm nhiều nhất cho đội. Thông thường, đối với những tình huống bóng lỗi thì sẽ đều được chuyền cho chủ công để xử lý sao cho khéo léo nhất mà vẫn có thể “ăn” điểm.

Chủ công hay còn gọi Outside Hitter

Bóng chuyền đến vị trí này thường cao, có độ bay nhất định để tạo điều kiện để chủ công chạy đà, bật nhảy đập bóng sao cho quả bóng đi với độ uy lực nhất, hiệu quả ghi điểm cao. Chủ công là vị trí đòi hỏi chiều cao, sức mạnh cùng một cái cổ tay dẻo để trở thành mũi nhọn tấn công của cả đội. 

Lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam đã ghi nhận nhiều chủ công xuất sắc như: Trần Thị Thanh Thúy, Vi Thị Như Quỳnh, Hà Ngọc Diễm,… Họ là những nhân tố sáng giá trên hàng công để thực hiện hoàn hảo mục tiêu ghi điểm mỗi khi đội bóng đối đầu với những đối thủ mạnh tầm cỡ quốc tế. 

5. Đối chuyền

Đối chuyền có thể được gọi là Right side hitters – tay đập ở bên phải đảm nhiệm vị trí chính là phòng thủ ở khu vực phía dưới. Họ hoạt động ở phía bên phải với nhiệm vụ chính là hỗ trợ bám chắn để ngăn chặn cú đập của chủ công bên phía đội bạn (bởi cầu thủ này đứng đối diện với vị trí chủ công đối thủ). Trong nhiều trường hợp, các đối chuyền còn đảm nhiệm thêm vai trò là một chuyền hai phụ và thực hiện nhiều cú dứt điểm uy lực. 

III. Tổng kết

Trên đây là bài viết về các vị trí trong bóng chuyền. Có thể thấy, do đặc thù số lương cầu thủ tham gia mỗi trận nên các vị trí này tương đối dễ hiểu và phân biệt hơn nhiều so với bóng đá. Mong là bài viết này đã cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin hữu ích.